0938.309.713

Nghệ thuật uống trà đạo Nhật Bản – Nét tinh hoa văn hóa lâu đời

Văn hóa uống trà đạo Nhật Bản có lẽ là một nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của đất nước này. Sức hấp dẫn của nền văn hóa này không chỉ từ người Nhật mà nó còn thu hút đến những đất nước khác như Trung Quốc, Việt Nam,… Về sự nổi tiếng của trà đạo không chỉ là phương thức uống trà thông thường mà chúng còn mang đến nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật trà đạo truyền thống của Nhật Bản. 

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là gì?

Trà đạo Nhật Bản, hay còn được gọi là trà Zen, là một nghệ thuật trà truyền thống của Nhật Bản. Nó bao gồm các phương pháp, quy trình, và nghi thức phục vụ trà xanh. Được phát triển và lan rộng bởi các giáo phái Thiền tại Nhật Bản.

Trong trà đạo Nhật Bản, việc phục vụ và thưởng thức trà được coi là một nghi lễ tâm linh. Với mục đích là giúp cho người thực hành trở nên tĩnh tâm và tập trung. Cũng như làm tăng sự tương tác và giao tiếp giữa các người tham gia. Chúng gồm rất nhiều bước để thực hiện rất chi tiết, phức tạp như việc chuẩn bị trà, trang trí phòng trà, và cách ngồi và uống trà.

trà đạo nhật bản
Hiểu thế nào à văn hóa trà đạo Nhật Bản

Các bước tạo ra nghệ thuật uống trà điêu luyện 

Bước 1: Nước Pha Trà

Nước pha trà thường được giữ ở 80 C – 90 C. Thường được đựng trong một bình thủy hoặc được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu. Không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà.

Bước 2: Làm Ấm Dụng Cụ

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vị trà của Nhật là trà bột nên thường mỗi người khách là một muỗng cafe trà xanh.

trà đạo nhật bản
Bộ dụng cụ dùng để pha trà đạo

Bước 3: Pha Trà

Thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau:

Lần thứ nhất: Pha với nước nóng ở 600C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, thường nước sôi sẽ được rót ra một bình trà khác (hay chén tống).

Lần thứ hai: Pha với nước nóng ở 800C trong khoảng 30 – 40 giây. Nghĩa là cho nước vào ấm trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian nhằm điều chỉnh nhiệt độ.

Lần thứ ba: Pha trà ở nhiệt độ 900C khoảng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.

Với những loại trà ngon, thượng hạng có thể pha thêm lần 4,5. Tuy nhiên, loại trà thường chỉ pha đến lần thứ 3 thôi.

trà đạo nhật bản
Các bước pha trà đạo Nhật đúng chuẩn

Bước 4: Cách Rót Trà

Các tách trà được để trong khay trà và rót theo thứ tự 1,2,3,4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml. Lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4,3,2,1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Không được rót đầy trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

trà đạo nhật bản
Khi rót trà cần phải đúng theo quy tắt

Bước 5: Cách Uống Trà

Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh ( Phải ăn hết bánh trong miệng mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo.

Việt Nam có trà đạo không?

Nếu đặt ra câu hỏi “Ở Việt Nam có trà đạo không?” thì chắc chắn câu trả lời là có. Văn hóa uống trà của người Việt không quá cầu kỳ các nguyên tắc chuẩn mực của người Nhật. Hoặc mang bề dày lịch sử văn hóa như ở Trung Quốc. Mà trà đạo Việt Nam được biết đến bởi cách thức pha trà cho đến hương vị trà mang đến sự mộc mạc, giản dị, thuần khiết. Hình ảnh gần gũi, đời thường nhất hay bắt gặp ở người dân Việt Nam khi thưởng trà và cùng nhau đàm đạo về chuyện đời, chuyện người. Qua hình ảnh cây đa đầu làng, khóm tre cuối ngõ. 

trà đạo nhật bản
Bộ trà gốm sứ Bát Tràng tượng trưng cho phong cách thưởng trà Việt Nam

Xem thêm: Bộ ấm chén gốm Bát Tràng có công dụng tuyệt vời như thế nào?

Việc thưởng thức trà đạo ở Việt Nam thì nhiều sẽ dễ dàng bắt gặp những bộ ấm trà gốm sứ Bát Tràng quen thuộc gắn liền với đam mê thưởng trà của người Việt. Ấm chén gốm sứ không được thiết kế quá cầu kỳ nhưng chúng lại mang đến một nét đẹp giản dị, tinh tế và sang trọng. Có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của mỗi dòng ấm qua màu sắc, kiểu dáng cũng như chất liệu sản phẩm. Mỗi bộ ấm chén đều mang đến họa tiết riêng cũng như ý nghĩa sâu sắc của chúng. 

trà đạo nhật bản
Ấm trà men rạn bọc đồng cao cấp

Những dòng ấm chén Bát Tràng cũng chính vì thế mà được biến hóa đa dạng và độc đáo theo từng gia đình, từng dòng men gốm đặc trưng. Là sản phẩm cao cấp được ví như bộ mặt của gia chủ cho những lần đón tiếp khách quý. Hay trưng bày trong không gian sống của gia đình khẳng định nên sự đẳng cấp của người sở hữu mang đậm phong cách Việt. 

Bài viết liên quan

comment